Vùng nguyên liệu Ngok Linh

“Người ta đi cấy lấy công”

Tôi nay đi cấy đổi công lấy bồ(thóc, lúa, gạo)

Những hạt ngọc trời màu đỏ còn gọi là gạo lức mà các bạn đã và đang dùng xuất phát từ nơi đây-ngọn núi nơi vùng Tây nguyên cao vợi Ngok Linh.

Trong cuôc hành trình đi học cái Tự nhiên trong Trời Đất,  tôi được tham gia vào quá trình trồng lúa nước của dân bản địa miền núi.

Vốn dĩ địa hình không giống như vùng đồng bằng bằng phẳng,  ruộng lúa ở đây hình bậc thang,  tại sao dân chốn này có cách trồng khác lạ?

Triền núi dốc,  nguồn nước chính mà người đồng bào đang dùng chảy từ trên thượng nguồn đổ về,  men theo ghềnh đá,  len vào đất cỏ chảy xuôi,  nếu dân không tạo từng khoảnh ruộng nhỏ và rạch một lối cho nước chảy xuống tiếp thì hoặc sẽ bị ngập úng hoặc càng xuống dốc ruộng sẽ bị khô. Kiểu trồng này hoàn toàn dựa vào khí hậu, địa hình,  thổ nhưỡng trời ban.  Dân không phải chăm,  bón,  tưới tiêu.  Bắt đầu từ tháng 1 gieo giống,  đến tháng 2 hoặc 3 lên mạ và cấy,  trung tuần tầm tháng 8 bà con có lúa ăn,  nghĩa là lúa 6 tháng,  mỗi năm họ trồng 1 lần và quanh năm dùng dần,  nếu dùng không hết sẽ chia lại cho người cần.  Gạo lức mà nhóm Thật Dưỡng đang chia sẻ có nguồn gốc từ đây.

Gạo mà nhóm Thật Dưỡng làm nên những sản phẩm Bánh quy gạo lức mầm Ngok Linh,  cốm gạo lức mầm Ngok Linh,  Bột quân bình(bột ngũ cốc),  Bánh bao rau củ,  Pizza rau củ… cũng bắt đầu từ đây,  từ những con người thật sự hiền lành và ngọn núi linh thiêng như vốn dĩ tên gọi Ngok Linh.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về người  bạn dân bản địa và cả một quá trình tạo nên hạt gạo như thế nào.

Nhóm Thật Dưỡng tôn trọng cái gốc nguyên liệu vùng miền mà mang đứa con trở về nhà với hình hài khác lạ, tin chắc những người vất vả làm nên sẽ hạnh phúc và tự hào biết mấy,  Ngok Linh ơi…

(còn tiếp,…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *